Product Form Scaled E1629261048361

Hình thái sản phẩm được dùng cho từng mục đích cụ thể. Lựa chọn hình thái nào thì tùy vào mỗi giai đoạn, nhu cầu và chiến lược phát triển sản phẩm.

Hôm nay, PM Learning sẽ cùng các bạn tìm hiểu đến một số hình thái này.

Sketch

Đây là một bản phác thảo nhanh ý tưởng, nó thường được dùng để trình bày ý tưởng ban đầu.

Wireframe

Một bản thiết kế đơn giản để diễn tả cấu trúc và sự bố trí (layout) của sản phẩm.

Wireframe giúp đội nhóm nhận biết các thành phần liên quan đến nội dung của sản phẩm. Nội dung này bao gồm thông tin, từ ngữ và cách bài trí của chúng.

Mockup

Mock up gần tương tự wireframe.

Hình thái sản phẩm miêu tả

Nhưng mockup có bao gồm cả sự diễn tả về chức năng và workflow. Tức là, nó có thể trình bày cả nội dung, cách bài trí, lẫn luồng làm việc của sản phẩm.

Chú thích: luồng làm việc tức workflow.

Mockup không đòi hỏi một bản thiết kế hoàn hảo, nhưng cũng không quá sơ sài.

Thông thường, bản thiết kế mockup được làm ở một mức độ đủ chi tiết để có thể thể hiện:

  • Các nút chức năng.
  • Sự liên kết giữa các màn hình hoặc giữa các module với nhau. 

Prototype

Được xem như phiên bản thử nghiệm đầu tiên của sản phẩm. Hầu hết được thử nghiệm nội bộ hoặc dùng trình bày với nhà đầu tư, hoặc khách hàng sớm.

Nó chứa gần như đầy đủ các yếu tố của một sản phẩm. Bao gồm: chức năng, workflow, userflow, nội dung ban đầu.

Prototype trả lời câu hỏi:

“Cần làm những gì và như thế nào để biến ý tưởng thành sản phẩm thực sự”.

Mục tiêu của prototype

Có rất nhiều phiên bản thử nghiệm prototype, cho đến khi sản phẩm thật sự được hình thành. 

POC (Proof of Concept)

Cũng gần giống Prototype, trừ mục đích sử dụng.

Hình thái sản phẩm kiểm chứng

Prototype được sử dụng để tìm hiểu: “làm sao để biến ý tưởng thành sản phẩm thực sự”. Còn POC được dùng để cố gắng chứng minh: ý tưởng đó liệu có thể hiện thực hóa được không.

Ví dụ

Lấy ví dụ về ý tưởng về một người máy giúp việc trong gia đình. Việc đầu tiên cần kiểm tra, đó là xem xét các yếu tố:

  • Trình độ khoa học kỹ thuật.
  • Các thuật toán về trí tuệ nhân tạo hiện tại
  • Khả năng của tổ chức

Liệu chúng có đang trong tình trạng có thể hiện thực hóa được ý tưởng hay không? Hoặc, thậm chí hiện thực hóa rồi thì liệu có tạo sinh ra giá trị kinh tế hay không?

MVP (Minimum Viable Product)

Là phiên bản khả dụng tối thiểu của sản phẩm. Nó là một sản phẩm đầy đủ chức năng, có thể vận hành độc lập.

Người dùng có thể sử dụng MVP để giải quyết một số nhu cầu cụ thể. Họ cũng có thể mong đợi đạt được kết quả nào đó.

Hình thái sản phẩm tinh gọn

Điểm đáng chú ý của MVP, là nó chỉ tập trung vào giải quyết một nhu cầu cụ thể. Nó không cố gắng xử lý nhiều thứ cùng lúc. Nó cũng không cần nhiều chức năng, hay một giao diện tuyệt đẹp. Điều này là để tránh lãng phí cho những yếu tố chưa chắc đã cần thiết.

Final Product

Là hình thái cuối cùng của sản phẩm. Bao gồm tất cả yếu tố cần thiết nhằm phục vụ người dùng cuối.

Hình thái sản phẩm tạo sinh giá trị

Product không bao giờ dừng ở một phiên bản. Thay vào đó, nó được cải tiến liên tục trong vòng đời của nó.

Sản phẩm cuối cùng cần tạo sinh ra giá trị kinh tế.

Product Forms

Bạn cũng có thể đọc thêm về các hình thái của sản phẩm trong bài viết phía dưới.

MVP vs POC vs Prototype: What Does Your Company Really Need?