Habit Why

Các bạn nhớ đọc bài viết “Các thói quen giúp rèn luyện tư duy chiến lược (phần 1)” trước nhé.

Nhắc lại

Trong phần trước, chúng ta đã thảo luận về tư duy chiến lược, và sự quan trọng của nó.

Tư duy chiến lược giúp xác định điểm bắt đầu và điểm kết thúc của các mục tiêu cụ thể. Song song với nó là hướng đi và cách thức để đạt được mục tiêu đó.

Và các thói quen đơn giản sẽ giúp hình thành và rèn luyện tư duy chiến lược.

Phần trước đã đề cập đến thói quen tổ chức thông tin, cùng thói quen phân tích thông tin. Và trong phần 2 này, thì chúng ta sẽ thảo luận về thói quen đặt câu hỏi “tại sao”.

Tại sao lại là thói quen “tại sao”?

Rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chỉ một điều. Rằng: câu hỏi tại sao là một câu hỏi đầy quyền năng.

  • Động lực bắt đầu từ câu hỏi why. “Why” kéo chúng ta thức dậy vào mỗi buổi sáng, tràn đầy năng lượng.
  • Thúc đẩy bán hàng, chính là câu hỏi why. Khách hàng mua lí do vì sao sản phẩm được tạo ra. Họ không đơn thuần chỉ mua các tính năng của sản phẩm.
  • Tri thức của loài người được thúc đẩy bởi trí tò mò. Tại sao vạn vật lại hình thành và phát triển. Tại sao lại là các sự kiện đó. Tại sao lại địa lý lại ảnh hưởng đến hành vi?
  • ….

“Tại sao” là một câu hỏi vô cùng đơn giản, nhưng chứa đựng một sức mạnh to lớn. Luôn đặt câu hỏi “Tại sao” cũng giúp thực hành tư duy phản biện.

“Tại sao” trong tư duy chiến lược

Trong tư duy chiến lược, thì việc tin vào một kết luận nào đó, hay việc ra một quyết định nào đó, thậm chí là việc đào sâu tìm kiếm vấn đề, đều đòi hỏi manh mối và sự giải thích rõ ràng, cụ thể.

Những nhà quản lý có khả năng chiến lược luôn phân giải thông tin một cách rõ ràng, rành mạch. Điều này có sự góp sức rất lớn của 2 thói quen:

  • Họ luôn đặt câu hỏi tại sao trong mọi tình huống. Từ đó, các thông tin mà họ lưu giữ trong trí nhớ, là các thông tin đã được xử lý. Chúng đã được trả lời rõ ràng: tại sao nó lại như vậy.

Và đó, cũng chính là lí do, tại sao chúng ta nên làm quen với việc đặt câu hỏi tại sao cho mọi tình huống.

Điều này giúp bạn lí giải thông tin, cho bạn góc nhìn đa chiều, và thậm chí làm rõ một hành động nào đó là hợp lý hay không hợp lý.

Câu Hỏi Tại Sao

Ví dụ về thói quen hỏi “tại sao”?

Quay lại với ví dụ trong phần một. Trong một file excel chứa thông tin cá nhân của nhân viên trong công ty. File gồm các cột tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và nơi ở.

Nếu bạn nhận ra, cột số chứng minh nhân dân không có ô nào bắt đầu bằng chữ số “0”, bạn sẽ hoài nghi tính đứng đắn của nó, và cố lý giải tại sao lại như vậy. Sau đó bạn nhận ra, cột này vô tình bị format từ dạng text sang dạng number, khiến cho các số “0” ở đầu bị mất đi.

Hoặc, chỉ đơn giản là bạn đọc được một bài chia sẻ kinh nghiệm trên mạng, như bài này chẳng hạn. Bài viết này đề cập đến “Rất nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, câu hỏi tại sao là một câu hỏi đầy quyền năng”, bạn cũng ngay lập tức nghi ngờ và đặt câu hỏi “tại sao lại như vậy?”.

Khi này, bạn sẽ đi tìm kiếm lí do, bạn xem các nghiên cứu khoa học về não bộ, bạn xem các nghiên cứu về marketing để xem chúng đã tác động đến hành vi của con người thông qua câu hỏi tại sao như thế nào….Bạn khao khát câu trả lời hợp lý và có chứng cứ khoa học. Từ đó, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều những thông tin bổ ích khác có liên quan.

Lưu ý

Ngoài câu hỏi “tại sao”, thì “tại sao không” cũng có chức năng tương tự. “Tại sao không” tiếp cận thông tin ngược chiều với “tại sao”. Câu hỏi “tại sao” và “tại sao không” nếu được hỏi cùng lúc sẽ mang đến những góc nhìn đa chiều hơn rất nhiều.

Ví dụ

Tại sao thu nhập đầu người ở Châu Âu lại cao. Tại sao ở Châu Á lại không cao như vậy?

Thói quen hoài nghi và đặt câu hỏi “tại sao”

Bây giờ như bạn đã hiểu rõ sức mạnh của câu hỏi tại sao, và hiểu thói quen này sẽ giúp hình thành tư duy chiến lược như thế nào. Bạn hãy ngay lập tức thiết lập thói quen, luôn đặt câu hỏi tại sao cho các tình huống và sự kiện xảy ra quanh mình nhé.

Luôn hoài nghi, và luôn đi tìm lí do “tại sao” sẽ giúp bạn đặt một nền móng vững chắc để trở thành nhà quản lý mang tính chiến lược trong tương lai.

Tối ưu quá trình tư duy giúp khám phá giải pháp phù hợp.

Xin giới thiệu đến bạn một ví dụ. Đó là việc áp dụng câu hỏi tại sao trong tư duy chiến lược.

Đó là phương pháp “Tối ưu quá trình tư duy giúp khám phá giải pháp phù hợp“. Nó là một phương pháp tư duy, cũng như là công cụ để tối ưu việc tìm ra giải pháp phù hợp trong quá trình theo đuổi mục tiêu. Chúc các bạn áp dụng thành công trong công việc của mình.

Kết thúc phần 2

Và đó là toàn bộ phần hai của chuỗi bài viết “Các thói quen giúp rèn luyện tư duy chiến lược.”

Ở các phần sau, chúng ta sẽ thảo luận về:

  • Thói quen xem xét nguyên nhân – hệ quả.
  • Thói quen phân tích “nếu – thì”.
  • Thói quen hướng sự vật sự việc.

Các bạn đừng quên theo dõi các kênh của PM Learning, hoặc đăng ký nhận bài viết qua email thông qua form phía dưới website, để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích nhé.

Bạn quan tâm đến quản lý đội ngũ hiệu quả?

Nếu bạn quan tâm đến việc dẫn dắt đội ngũ của mình như thế nào cho hiệu quả trong hoạt động quản lý dự án, hãy tìm hiểu về khóa học “Quản lý dự án thông qua chiến lược, con người và tính linh hoạt” tại PM Learning nhé.

Khóa học sẽ giúp bạn đảm bảo dự án đạt hiệu quả tốt nhất, đội ngũ cảm thấy hạnh phúc khi thực hiện dự án và lập kế hoạch thích nghi tốt với thị trường. Thông qua 3 yếu tố: tư duy chiến lược, kỹ năng lãnh đạo hướng con người và hướng tiếp cận linh hoạt.

Khóa