Scrum Review Thumb

Review meeting sự kiện rất quan trọng đối với các Scrum team. Hôm nay PM Learning sẽ giúp các bạn hiểu rõ về hình thức meeting này, để có thể áp dụng hiệu quả trong công việc nhé.

Mục đích của review meeting

Review meeting có 4 mục tiêu chính bao gồm:

  • Trình diễn sự tăng giá trị của sản phẩm
  • Xem xét lại sản phẩm
  • Thêm mới PBIs
  • Thay đổi phạm vi công việc nếu cần

Trình diễn sự tăng giá trị của sản phẩm

Sự tăng giá trị của sản phẩm, hay còn được hiểu là phần gia tăng Scrum (Scrum Increment), được xem là một bước tiến cụ thể trong quá trình hoàn thành mục tiêu của sản phẩm. Theo các chỉ dẫn của Scrum, phần gia tăng này thường được phát hành sau mỗi Sprint.

Phần gia tăng có thể lớn, nhỏ tùy vào khả năng của team, nhưng theo như chủ nghĩa hướng kinh nghiệm của Scrum, thì các phần gia tăng nhất định phải hoạt động được và trải nghiệm được bởi người dùng cuối.

Một sản phẩm được cấu thành bởi nhiều phần gia tăng, mỗi phần gia tăng sẽ mang lại các giá trị cụ thể cho người dùng cuối. Sau nhiều vòng lặp sản xuất, các phần gia tăng được tinh chỉnh và ráp lại với nhau thành sản phẩm hoàn thiện.

Theo tinh thần của Scrum, review meeting bắt buộc phải là buổi “chứng minh sự tăng giá trị của sản phẩm”, tức là phải đem sản phẩm ra trình diễn thật, dùng thật. Trong buổi review meeting, thứ được demo không thể là chỉ video hay những miêu tả đơn thuần.

Đối tượng của review meeting là product, yêu cầu phải trình diễn shippable & testable increment, là mảnh ghép mới của sản phẩm sau 1 chu kỳ phát triển (sprint). Mảnh ghép mới này phải dùng được, và phải có khả năng ghép vào bản production nếu có.

Ví dụ: nếu đội ngũ của bạn đang trong quá trình phát triển sản phẩm là một website thương mai điện tử, và sprint vừa rồi nhóm bạn lên kế hoạch phát triển chức năng hiển thị chi tiết sản phẩm, thì trong review meeting bạn cần phải chứng minh là mảnh ghép mới là trang chi tiết sản phẩm đã hoạt động, nó có thể được thử trực tiếp, trải nghiệm trực tiếp bởi khách hàng và bất kỳ đối tượng nào có liên quan.

Xem xét lại sprint

Sau màn trình diễn sự tăng giá trị của sản phẩm, các product backlog items sẽ được xem xét, đánh giá đã đủ điều kiện đánh dấu là “đã hoàn thành” hay không.

Các PBIs chưa hoàn thành sẽ được trả ngược về product backlogs, và sẽ được nhắc đến trong các buổi sprint planing trong tương lai.

Thêm mới PBIs

Sau khi các giá trị tăng thêm của sản phẩm được trình diễn, sẽ có những nhu cầu phát triển mới, lúc này các PBIs (product backlog items) sẽ được thêm vào product backlogs, dưới sự thảo luận và đồng ý của đội ngũ phát triển Scrum, khách hàng và các đối tượng có liên quan khác.

Thay đổi phạm vi công việc nếu cần

Cuối cùng, sau khi đã trình diễn sự thay đổi, xem xét sự phát triển của sprint vừa qua, và thêm mới các PBIs cần thiết, thì đội ngũ Scrum sẽ cùng kiểm tra lại xem có cần thay đổi phạm vi công việc hay không.

Sự thay đổi này có thể bao gồm hướng đi, tầm nhìn hay chiến lược của sản phẩm.

Sau mỗi kỳ Sprint, đội ngũ phát triển và khách hàng đều có những bài học nhất định, thêm vào đó là các sự biến đổi khách quan từ thị trường. Từ những dữ liệu đó, thì bản thân sản phẩm sẽ được điều chỉnh lại, xem liệu rằng các hoạt động và chiến lược hiện tại liệu có còn phù hợp hay không, có đòi hỏi sự thay đổi nào không.

Đây chính là hoạt động giúp phản ứng với sự thay đổi của phương thức Scrum: luôn sử dụng dữ liệu thực tế để đảm bảo sự phù hợp, và sửa lại hướng tiếp cận nếu cần.

Các lưu ý khác

Người tham dự Scrum review meeting

Scrum meeting có thể mời tất cả các vai trò có liên quan tham dự, bao gồm: stakeholders bên ngoài và bên trong tổ chức, Scrum team, người dùng cuối tiềm năng….

Thời lượng của Scrum review meeting

Bảng dưới thể hiện các thông số được gợi ý, để có thể có một buổi Scrum review meeting hiệu quả

Độ dài SprintThời lượng tối đa review meeting
1 tuần1 giờ
2 tuần2 giờ
30 ngày (4 tuần)4 giờ

Đó là toàn bộ lưu ý về Scrum Review Meeting, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngại tương tác với chúng mình nhé.

Scrum Review Meeting

Khóa học Scrum ứng dụng trong quản lý dự án

Có thể bạn sẽ quan tâm đến khóa học này tại PM Learning.

Khóa học trang bị cho bạn khả năng phát triển sản phẩm một cách linh hoạt thông qua Scrum. Khóa học cung cấp kiến thức tổng quan cùng các công cụ thực tế để áp dụng Scrum vào qui trình làm việc.

Bạn thậm chí có thể tự tin thi chứng chỉ CSM sau khóa học đấy nhé.

Khóa học sẽ mang đến cho bạn:

  • Kiến thức đầy đủ về mô hình Scrum, sự khác biệt giữa Scrum và Agile, các lợi ích khi áp dụng Scrum.
  • Kỹ năng vận hành qui trình phát triển sản phẩm linh hoạt.
  • Kiến thức chuẩn bị cho học viên ôn thi chứng chỉ CSM.
  • Khả năng đảm nhận vị trí Scrum Master.

Bấm để xem chi tiết khóa học “Ứng dụng scrum trong phát triển dự án, và đừng quên theo dõi blog cùng các trang mạng xã hội khác của PM Learning để được nhận các ưu đãi bất ngờ dành riêng cho bạn nhé.